Tự Truyện Sir Alex Ferguson

Tự Truyện Sir Alex Ferguson, nơi những bí mật động trời về các cầu thủ Beckham, Ruud van Nistelrooy, .... được phơi bày.

Chương 21: Beckham – “Con làm gì thế, con trai?” (End)

Từ khoảnh khắc đầu tiên chạm chân vào quả bóng, David Beckham đã thể hiện một quyết tâm không gì ngăn cản nổi để phát huy tối đa tài năng của cậu ấy. Beckham và tôi cùng rời bỏ sân khấu chính của bóng đá trong một mùa hè, khi cậu ấy vẫn còn có thể chơi tốt ở đẳng cấp cao nhất và vẫn còn nhiều lời mời gọi ở phía trước. Cũng giống như tôi, chính Beckham là người tự đưa ra quyết định giải nghệ cho mình (mà không cần chờ ai sa thải hoặc bị rơi vào cảnh thất nghiệp).


Sang Mỹ vì Hollywood

Đôi khi bạn phải lấy đi một số thứ từ ai đó để họ thấy rằng họ cần có nó như thế nào. Khi Beckham chuyển sang Mỹ khoác áo LA Galaxy, tôi tin rằng cậu ấy đã nhận ra mình vừa đánh mất một phần quan trọng trong sự nghiệp. Vì thế cậu ấy đã tập luyện với một cường độ không thể tin nổi để lấy lại thể lực tốt nhất, và so với thời gian cuối ở M.U thì Beckham đã thể hiện nhiệt huyết thi đấu lớn hơn nhiều. Vào thời điểm rời Real Madrid năm 2007, David có vẻ như không cần suy nghĩ nhiều về điểm đến tiếp theo. Tôi cho rằng cậu ấy đã nhắm tới việc phát triển sự nghiệp ở Hollywood trong quãng thời gian hậu bóng đá, bởi chẳng có lý do nào về chuyên môn để David đến nước Mỹ chơi bóng cả. Cậu ấy đã từ bỏ bóng đá đỉnh cao cấp CLB và cả ĐTQG, cho dù sau đó Beckham đã chiến đấu để quay lại ĐT Anh.

Read More...

Chương 20: Roy Keane và cuộc đảo chính bất thành

Roy Keane là một cầu thủ đầy năng lượng, người có một bản năng tuyệt vời đối với bóng đá. Anh ta là nhân tố giàu ảnh hưởng nhất trong phòng thay đồ trong suốt thời gian chúng tôi làm việc cùng nhau. Chỉ cần Roy có mặt, tôi có thể yên tâm rằng các học trò luôn duy trì được động lực thi đấu rất cao. Không HLV nào có thể từ chối sự giúp đỡ kiểu như vậy từ một cầu thủ.


Mạnh mẽ như Roy Keane

Nhưng khi Roy rời United vào tháng 11/2005, mối quan hệ giữa chúng tôi đã tan vỡ. Tôi có một quan điểm rất rõ ràng về lý do khiến anh ta ra đi, tuy nhiên trước hết tôi muốn giải thích vì sao Roy Keane lại có tầm ảnh hưởng lớn như vậy. Nếu Roy cảm thấy bạn không thi đấu với 100% khả nâng, anh ta sẽ phát hiện ra và can thiệp ngay lập tức. Bạn không thể trốn thoát khỏi anh ta. Tôi không bao giờ cảm thấy đó là một tính cách xấu của Roy, ngược lại là khác. Những cá tính mạnh mẽ như Bryan Robson, Steve Bruce, Eric Cantona hay Roy Keane sẽ thổi tinh thần chiến đấu vào các đồng đội.

Read More...

Chương 19: Rio Ferdinand

Án treo giò 8 tháng của Rio Ferdinand là một cú sốc nghiêm trọng đối với Manchester United, và cho đến tận bây giờ thì tôi vẫn cảm thấy bất công khi nghĩ về sự cố đó. Vấn đề không phải là các quy định về thử doping, mà là cách người ta xử lý vụ việc trong ngày hôm đó.


Buổi sáng định mệnh

Ngày 23/9/2003, một đội kiểm tra doping đến Carrington để lấy mẫu từ 4 cầu thủ của chúng tôi. Tên của những người này được chọn ngẫu nhiên từ những lá thăm trong một cái mũ. Một ngày có vẻ rất bình thường như thế hóa ra đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho Rio, gia đình cậu ấy, Manchester United và ĐT Anh. Rio, một trong những người được chọn, đã rời Carrington mà không cung cấp mẫu thử và khi chúng tôi liên hệ được với cậu ta thì đội xét nghiệm đã rời đi. Rio làm xét nghiệm vào ngày hôm sau, 24/9, nhưng được thông báo rằng cậu ta đã “vi phạm nghiêm trọng” các quy định và sẽ bị xử phạt. Kết quả là Rio bị treo giò từ 20/1 đến 2/9/2004, bị phạt 50.000 bảng và đương nhiên không thể tham dự VCK Euro 2004 cùng ĐT Anh. Suýt chút nữa thì các tuyển thủ Anh đã đình công khi FA loại cậu ta ra khỏi danh sách thi đấu trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2003.

Read More...

Chương 18: Ruud van Nistelrooy

Đó là một đêm tuyết rơi vào tháng 1/2010. Tôi đang ở nhà thì điện thoại rung lên với một tin nhắn. “Tôi không biết liệu ông còn nhớ tôi không, nhưng tôi cần gọi cho ông”. Ruud Van Nistelrooy. Cái quái gì vậy? Tôi nói với Cathy: “Anh ta đã ra đi từ 4 năm trước rồi mà”. “Anh ta muốn gì thế? Biết đâu anh ta muốn quay lại United”. “Không, đừng có ngốc như thế”, tôi bảo bà ấy.


Lời xin lỗi trong đêm

Tôi không thể đoán được điều gì sẽ diễn ra. Nhưng tôi vẫn nhắn lại: OK. Thế là anh ta gọi điện. Đầu tiên Ruud nói những chuyện lặt vặt: dính một số chấn thương, bây giờ đã bình phục, chưa được ra sân… đại loại thế. Và rồi anh ta nói ra ý định thực sự: “Tôi gọi điện để xin lỗi về cách cư xử của mình trong năm cuối cùng ở United”.

Read More...

Chương 17: Sir Alex và chức VĐQG lần thứ 19 của Manchester United

Trên con đường giành chức VĐQG lần thứ 19 của M.U, người ta luôn luôn nói về khả năng chúng tôi vượt qua Liverpool. Tôi cho rằng sớm muộn gì thì chúng tôi cũng sẽ làm được chuyện đó nên tôi muốn các cầu thủ hãy tập trung vào trận đấu thay vì nghĩ tới những kỷ lục. Tuy nhiên phá kỷ lục 18 lần VĐ của Liverpool là một điều mà tôi luôn luôn cảm thấy mình phải thực hiện.

Khát vọng lên đỉnh


Khi tôi mới bắt đầu hành nghề huấn luyện ở Anh, Liverpool của Souness và Dalglish là chuẩn mực cho bóng đá Anh trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Đội Liverpool đó thực sự là vô cùng đáng sợ. Lúc còn dẫn dắt Aberdeen, tôi từng thất bại trước họ trong một trận đấu ở cúp châu Âu và tôi cũng mang theo những ký ức đó tới Manchester. Khi đội Liverpool vĩ đại ấy dẫn trước 1-0, bạn gần như không thể lấy được bóng trong chân họ. Họ sẽ chuyền bóng qua lại trên khắp mặt sân, với Souness là người điều phối. Hansen, Lawrenson, Thompson: cho dù là ai chơi ở hàng thủ, họ đều xử lý bóng rất tốt. Khi tôi đến M.U, Liverpool vẫn còn Ian Rush và John Aldridge, những cầu thủ ở đẳng cấp rất cao và sau đó họ lại mua thêm John Barnes, Peter Beardsley.

Read More...

Chương 16: Quán Bar, Đua Ngựa, Việt Nam bí quyết thành công của Sir Alex Ferguson?

Khẩu hiệu của gia đình Ferguson ở Scotland là “Dulcius ex asperis”, tức là “Mạnh mẽ hơn sau những khó khăn”. Sự lạc quan đó đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong 39 năm hành nghề HLV bóng đá. Từ East Stirlingshire năm 1974 đến Manchester United năm 2013, tôi luôn nhìn ra những điều tích cực đằng sau các khó khăn và trở ngại. Chính vì tôi luôn tin rằng mình có thể vượt qua mọi thử thách nên tôi mới có thể đối phó với những sự thay đổi lớn lao như thế trong suốt nhiều năm.

Bài học từ quán bar

Nhiều năm trước, tôi từng đọc một bài báo nói về mình, trong đó có đoạn: “Alex Ferguson đã rất thành công trong cuộc sống mặc dù ông ấy đến từ Govan”. Sai lầm. Có lẽ vì tôi xuất thân từ khu đóng tàu đó ở Glasgow nên tôi mới đạt được những thành tựu như vậy trong bóng đá. Xuất thân không bao giờ nên trở thành một chướng ngại đến thành công. Một sự khởi đầu bình thường trong cuộc sống thậm chí có thể là lợi thế thay vì hạn chế, và dẫn chứng là rất nhiều cầu thủ xuất sắc của tôi xuất thân từ giai cấp lao động bình dân.

Khẩu hiệu của gia đình Ferguson ở Scotland là “Dulcius ex asperis”, tức là “Mạnh mẽ hơn sau những khó khăn”.

Read More...

Chương 15: Sir Alex và Thế hệ vàng ở Old Trafford

Cứ mỗi khi một thành viên trong “thế hệ vàng” của chúng tôi rời CLB, tôi lại đếm những người còn lại. Hai người trong số đó, Paul Scholes và Ryan Giggs, đã ở lại M.U cho đến những ngày cuối cùng của tôi ở Old Trafford, và Gary Neville cũng suýt nữa làm được điều đó. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn có thể hình dung ra cảnh 6 người bọn họ đùa nghịch sau khi tập luyện: Scholes sẽ tìm cách sút bóng vào đầu Nicky Butt, hoặc thường xuyên hơn là đầu Gary. Không thể tách rời những chàng trai trẻ đó.


Hơn cả một cầu thủ


Bất kỳ bậc làm cha mẹ nào cũng sẽ trải qua cảm giác đó khi cậu con trai 21 tuổi của họ nói rằng nó sẽ chuyển ra ở riêng, sẽ mua một căn nhà mới hoặc sẽ đến một thị trấn khác để làm việc. Chúng sẽ rời bỏ bạn. Tôi cũng phải trải qua điều đó trong bóng đá. Tôi đã trở nên quá gắn bó với những cầu thủ thuộc thế hệ 1992, những người đã ở đây từ năm 13 tuổi. Tôi đã dẫn dắt họ lâu đến mức tôi có cảm giác họ giống như gia đình mình. Tôi cũng thường xuyên trách mắng họ hơn, bởi trong mắt tôi đó là những người thân chứ không đơn giản chỉ là cầu thủ.

Read More...