Tự Truyện Sir Alex Ferguson

Tự Truyện Sir Alex Ferguson, nơi những bí mật động trời về các cầu thủ Beckham, Ruud van Nistelrooy, .... được phơi bày.

Chương 21: Beckham – “Con làm gì thế, con trai?” (End)

Từ khoảnh khắc đầu tiên chạm chân vào quả bóng, David Beckham đã thể hiện một quyết tâm không gì ngăn cản nổi để phát huy tối đa tài năng của cậu ấy. Beckham và tôi cùng rời bỏ sân khấu chính của bóng đá trong một mùa hè, khi cậu ấy vẫn còn có thể chơi tốt ở đẳng cấp cao nhất và vẫn còn nhiều lời mời gọi ở phía trước. Cũng giống như tôi, chính Beckham là người tự đưa ra quyết định giải nghệ cho mình (mà không cần chờ ai sa thải hoặc bị rơi vào cảnh thất nghiệp).


Sang Mỹ vì Hollywood

Đôi khi bạn phải lấy đi một số thứ từ ai đó để họ thấy rằng họ cần có nó như thế nào. Khi Beckham chuyển sang Mỹ khoác áo LA Galaxy, tôi tin rằng cậu ấy đã nhận ra mình vừa đánh mất một phần quan trọng trong sự nghiệp. Vì thế cậu ấy đã tập luyện với một cường độ không thể tin nổi để lấy lại thể lực tốt nhất, và so với thời gian cuối ở M.U thì Beckham đã thể hiện nhiệt huyết thi đấu lớn hơn nhiều. Vào thời điểm rời Real Madrid năm 2007, David có vẻ như không cần suy nghĩ nhiều về điểm đến tiếp theo. Tôi cho rằng cậu ấy đã nhắm tới việc phát triển sự nghiệp ở Hollywood trong quãng thời gian hậu bóng đá, bởi chẳng có lý do nào về chuyên môn để David đến nước Mỹ chơi bóng cả. Cậu ấy đã từ bỏ bóng đá đỉnh cao cấp CLB và cả ĐTQG, cho dù sau đó Beckham đã chiến đấu để quay lại ĐT Anh.

Read More...

Chương 20: Roy Keane và cuộc đảo chính bất thành

Roy Keane là một cầu thủ đầy năng lượng, người có một bản năng tuyệt vời đối với bóng đá. Anh ta là nhân tố giàu ảnh hưởng nhất trong phòng thay đồ trong suốt thời gian chúng tôi làm việc cùng nhau. Chỉ cần Roy có mặt, tôi có thể yên tâm rằng các học trò luôn duy trì được động lực thi đấu rất cao. Không HLV nào có thể từ chối sự giúp đỡ kiểu như vậy từ một cầu thủ.


Mạnh mẽ như Roy Keane

Nhưng khi Roy rời United vào tháng 11/2005, mối quan hệ giữa chúng tôi đã tan vỡ. Tôi có một quan điểm rất rõ ràng về lý do khiến anh ta ra đi, tuy nhiên trước hết tôi muốn giải thích vì sao Roy Keane lại có tầm ảnh hưởng lớn như vậy. Nếu Roy cảm thấy bạn không thi đấu với 100% khả nâng, anh ta sẽ phát hiện ra và can thiệp ngay lập tức. Bạn không thể trốn thoát khỏi anh ta. Tôi không bao giờ cảm thấy đó là một tính cách xấu của Roy, ngược lại là khác. Những cá tính mạnh mẽ như Bryan Robson, Steve Bruce, Eric Cantona hay Roy Keane sẽ thổi tinh thần chiến đấu vào các đồng đội.

Read More...

Chương 19: Rio Ferdinand

Án treo giò 8 tháng của Rio Ferdinand là một cú sốc nghiêm trọng đối với Manchester United, và cho đến tận bây giờ thì tôi vẫn cảm thấy bất công khi nghĩ về sự cố đó. Vấn đề không phải là các quy định về thử doping, mà là cách người ta xử lý vụ việc trong ngày hôm đó.


Buổi sáng định mệnh

Ngày 23/9/2003, một đội kiểm tra doping đến Carrington để lấy mẫu từ 4 cầu thủ của chúng tôi. Tên của những người này được chọn ngẫu nhiên từ những lá thăm trong một cái mũ. Một ngày có vẻ rất bình thường như thế hóa ra đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho Rio, gia đình cậu ấy, Manchester United và ĐT Anh. Rio, một trong những người được chọn, đã rời Carrington mà không cung cấp mẫu thử và khi chúng tôi liên hệ được với cậu ta thì đội xét nghiệm đã rời đi. Rio làm xét nghiệm vào ngày hôm sau, 24/9, nhưng được thông báo rằng cậu ta đã “vi phạm nghiêm trọng” các quy định và sẽ bị xử phạt. Kết quả là Rio bị treo giò từ 20/1 đến 2/9/2004, bị phạt 50.000 bảng và đương nhiên không thể tham dự VCK Euro 2004 cùng ĐT Anh. Suýt chút nữa thì các tuyển thủ Anh đã đình công khi FA loại cậu ta ra khỏi danh sách thi đấu trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2003.

Read More...

Chương 18: Ruud van Nistelrooy

Đó là một đêm tuyết rơi vào tháng 1/2010. Tôi đang ở nhà thì điện thoại rung lên với một tin nhắn. “Tôi không biết liệu ông còn nhớ tôi không, nhưng tôi cần gọi cho ông”. Ruud Van Nistelrooy. Cái quái gì vậy? Tôi nói với Cathy: “Anh ta đã ra đi từ 4 năm trước rồi mà”. “Anh ta muốn gì thế? Biết đâu anh ta muốn quay lại United”. “Không, đừng có ngốc như thế”, tôi bảo bà ấy.


Lời xin lỗi trong đêm

Tôi không thể đoán được điều gì sẽ diễn ra. Nhưng tôi vẫn nhắn lại: OK. Thế là anh ta gọi điện. Đầu tiên Ruud nói những chuyện lặt vặt: dính một số chấn thương, bây giờ đã bình phục, chưa được ra sân… đại loại thế. Và rồi anh ta nói ra ý định thực sự: “Tôi gọi điện để xin lỗi về cách cư xử của mình trong năm cuối cùng ở United”.

Read More...

Chương 17: Sir Alex và chức VĐQG lần thứ 19 của Manchester United

Trên con đường giành chức VĐQG lần thứ 19 của M.U, người ta luôn luôn nói về khả năng chúng tôi vượt qua Liverpool. Tôi cho rằng sớm muộn gì thì chúng tôi cũng sẽ làm được chuyện đó nên tôi muốn các cầu thủ hãy tập trung vào trận đấu thay vì nghĩ tới những kỷ lục. Tuy nhiên phá kỷ lục 18 lần VĐ của Liverpool là một điều mà tôi luôn luôn cảm thấy mình phải thực hiện.

Khát vọng lên đỉnh


Khi tôi mới bắt đầu hành nghề huấn luyện ở Anh, Liverpool của Souness và Dalglish là chuẩn mực cho bóng đá Anh trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Đội Liverpool đó thực sự là vô cùng đáng sợ. Lúc còn dẫn dắt Aberdeen, tôi từng thất bại trước họ trong một trận đấu ở cúp châu Âu và tôi cũng mang theo những ký ức đó tới Manchester. Khi đội Liverpool vĩ đại ấy dẫn trước 1-0, bạn gần như không thể lấy được bóng trong chân họ. Họ sẽ chuyền bóng qua lại trên khắp mặt sân, với Souness là người điều phối. Hansen, Lawrenson, Thompson: cho dù là ai chơi ở hàng thủ, họ đều xử lý bóng rất tốt. Khi tôi đến M.U, Liverpool vẫn còn Ian Rush và John Aldridge, những cầu thủ ở đẳng cấp rất cao và sau đó họ lại mua thêm John Barnes, Peter Beardsley.

Read More...

Chương 16: Quán Bar, Đua Ngựa, Việt Nam bí quyết thành công của Sir Alex Ferguson?

Khẩu hiệu của gia đình Ferguson ở Scotland là “Dulcius ex asperis”, tức là “Mạnh mẽ hơn sau những khó khăn”. Sự lạc quan đó đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong 39 năm hành nghề HLV bóng đá. Từ East Stirlingshire năm 1974 đến Manchester United năm 2013, tôi luôn nhìn ra những điều tích cực đằng sau các khó khăn và trở ngại. Chính vì tôi luôn tin rằng mình có thể vượt qua mọi thử thách nên tôi mới có thể đối phó với những sự thay đổi lớn lao như thế trong suốt nhiều năm.

Bài học từ quán bar

Nhiều năm trước, tôi từng đọc một bài báo nói về mình, trong đó có đoạn: “Alex Ferguson đã rất thành công trong cuộc sống mặc dù ông ấy đến từ Govan”. Sai lầm. Có lẽ vì tôi xuất thân từ khu đóng tàu đó ở Glasgow nên tôi mới đạt được những thành tựu như vậy trong bóng đá. Xuất thân không bao giờ nên trở thành một chướng ngại đến thành công. Một sự khởi đầu bình thường trong cuộc sống thậm chí có thể là lợi thế thay vì hạn chế, và dẫn chứng là rất nhiều cầu thủ xuất sắc của tôi xuất thân từ giai cấp lao động bình dân.

Khẩu hiệu của gia đình Ferguson ở Scotland là “Dulcius ex asperis”, tức là “Mạnh mẽ hơn sau những khó khăn”.

Read More...

Chương 15: Sir Alex và Thế hệ vàng ở Old Trafford

Cứ mỗi khi một thành viên trong “thế hệ vàng” của chúng tôi rời CLB, tôi lại đếm những người còn lại. Hai người trong số đó, Paul Scholes và Ryan Giggs, đã ở lại M.U cho đến những ngày cuối cùng của tôi ở Old Trafford, và Gary Neville cũng suýt nữa làm được điều đó. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn có thể hình dung ra cảnh 6 người bọn họ đùa nghịch sau khi tập luyện: Scholes sẽ tìm cách sút bóng vào đầu Nicky Butt, hoặc thường xuyên hơn là đầu Gary. Không thể tách rời những chàng trai trẻ đó.


Hơn cả một cầu thủ


Bất kỳ bậc làm cha mẹ nào cũng sẽ trải qua cảm giác đó khi cậu con trai 21 tuổi của họ nói rằng nó sẽ chuyển ra ở riêng, sẽ mua một căn nhà mới hoặc sẽ đến một thị trấn khác để làm việc. Chúng sẽ rời bỏ bạn. Tôi cũng phải trải qua điều đó trong bóng đá. Tôi đã trở nên quá gắn bó với những cầu thủ thuộc thế hệ 1992, những người đã ở đây từ năm 13 tuổi. Tôi đã dẫn dắt họ lâu đến mức tôi có cảm giác họ giống như gia đình mình. Tôi cũng thường xuyên trách mắng họ hơn, bởi trong mắt tôi đó là những người thân chứ không đơn giản chỉ là cầu thủ.

Read More...

Chương 14: Alex Ferguson và Quyết định giải nghệ năm 2001

Đó là đêm Noel năm 2001. Tôi đang xem TV trong phòng khách thì Cathy, vợ tôi, bước vào và nói: “Em và các con vừa thảo luận. Anh sẽ không giải nghệ nữa. Anh còn trẻ, còn có sức khỏe tốt, và em cũng không muốn nhìn thấy anh ở trong nhà mỗi ngày”. Các con tôi cũng bảo: “Bố đừng ngốc nghếch như thế. Bố còn rất nhiều điều đế cống hiến và bố có thể xây dựng một đội Manchester United khác”. Cuộc nói chuyện ấy chỉ kéo dài 5 phút, nhưng nó đã khiến tôi làm việc thêm 11 năm.


Lời khuyên của Cathy

Một trong những lý do khiến tôi quyết định giã từ sự nghiệp huấn luyện là vì lời bình luận của Martin Edwards. Khi được hỏi liệu M.U có bố trí cho tôi một công việc sau khi tôi giải nghệ, ông ta đã nói rằng: “Chúng tôi không muốn lại rơi vào tình huống của Matt Busby” (Busby vẫn ở lại M.U dù đã giải nghệ và ít nhiều can thiệp vào công việc của người kế nhiệm). Tôi không cảm thấy ấn tượng với câu trả lời đó của Edwards. Không thể so sánh thời đại Matt Busby với bây giờ được.

Read More...

Chương 13: Cristiano Ronaldo

Cristiano Ronaldo là cầu thủ tài năng nhất trong nhiệm kỳ của tôi ở United. Cậu ấy giỏi hơn tất cả những cái tên vĩ đại khác mà tôi từng huấn luyện, và nên nhớ rằng ở M.U có rất nhiều gương mặt xuất chúng. Có lẽ chỉ có Paul Scholes và Ryan Giggs là có thể xếp gần ngang hàng với Ronaldo, bởi họ đã cống hiến một cách không thể tin nổi cho Manchester United trong suốt hai thập niên. Sự ổn định và bền bỉ của Scholes và Giggs quả là phi thường.

Ronaldo là giỏi nhất


Cuối cùng thì chúng tôi đã đánh mất vũ khí ma thuật của mình, Cristiano, vào tay Real Madrid, nhưng chúng tôi có thể tự hào về quãng thời gian của cậu ấy ở đây. Sau 6 mùa giải từ năm 2003 tới 2009, cậu ấy đã ghi 118 bàn sau 292 trận đấu và giành 1 chức VĐ Champions League, 3 chức VĐ Premier League, 1 Cúp FA và 2 Cúp Liên đoàn. Trong giai đoạn đó, chúng tôi đã được chứng kiến sự bùng nổ của một tài năng đặc biệt trên sân tập và trong đội hình chính, chúng tôi đã giúp Ronaldo trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và cậu ấy đã giúp chúng tôi lấy lại tầm vóc và cảm hứng mà Manchester United nên có.

Read More...

Chương 12: Sir Alex và Đêm trước trận chung kết Champions League 2008

Trước trận chung kết Champions League năm 2008, tôi có lẽ đang nắm giữ kỷ lục (mà mình không hề mong muốn chút nào) về thành tích tồi tệ nhất trong các loạt đá luân lưu. Tôi đã để thua 3 lần cùng Aberdeen, 2 trận đấu ở Cúp FA và một trận ở cúp châu Âu cùng M.U sau những loạt 11m. Đó rõ ràng không phải là một bối cảnh phù hợp khi Carlos Tevez đặt quả bóng lên chấm 11m để bắt đầu loạt đá luân lưu với Chelsea trên quê hương của Roman Abramovich.



Cái dớp của Sir Alex

Với những ký ức đáng thất vọng như thế, tôi khó có thể lạc quan khi trận đấu kéo dài qua 2 hiệp phụ, và tôi thậm chí còn không tin nổi là chúng tôi đã thắng sau khi Van der Sar đẩy được cú sút quyết định của Nicolas Anelka. Tôi ngồi im trên ghế và bất động một lúc lâu, còn Ronaldo vẫn đang nằm ra sân và khóc vì đã bỏ lỡ quả 11m của mình.

Read More...

Chương 11: Manchester City và Thất bại của Sir Alex

Trên đường về nhà, Cathy bảo tôi: “Đó là ngày tệ hại nhất trong đời em. Không thể chịu đựng thêm một lần nào như thế nữa”. Đối với những khán giả trung lập, buổi chiều ngày 13/5/2012 đã diễn ra vô cùng hấp dẫn và là cái kết kịch tính nhất có thể cho một cuộc đua đến ngai vàng Premier League. Với chúng tôi thì đó chỉ là cảm giác đau đớn sau khi tự tay ném đi lợi thế dẫn đầu.

Nỗi đau lớn nhất


Chúng tôi đã phá vỡ quy luật rằng Manchester United không bao giờ thua cuộc sau khi đã dẫn điểm trước, và Manchester City trở thành nhà vô địch nước Anh.

Read More...

Chương 10: Sir Alex và cuộc cách mạng khó khăn nhất

Ngay cả Sir Alex Ferguson cũng từng phải trải qua một giai đoạn thất bại từ 2004-2006. Nhưng ông đã tái cơ cấu thành công đội bóng và có lẽ đó là một bài học tốt cho David Moyes.

Những năm khó khăn

Một làn gió đổi thay đang đến. Quãng thời gian từ mùa hè 2004 đến tháng 5/2006 là một trong những thời kỳ “hạn hán danh hiệu” nhất của tôi. Chúng tôi giành được Cúp FA năm 2004 và Cúp Liên đoàn một năm sau đó, nhưng Arsenal và Chelsea mới là những nhà VĐQG trong giai đoạn đó.

Read More...

Chương 9: Dalglish, Rodgers và sự tôn trọng giữa các đại kình địch

Sau một quãng thời gian ngắn cầm quân ở Anfield, Roy Hodgson nhường lại ghế cho Kenny Dalglish và Liverpool lại trải qua một giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên có rất ít chữ ký của Kenny có thể làm tôi mất ngủ vào buổi đêm.

Cuộc cách mạng thất bại

Liverpool đã mua Jordan Henderson, người mà Steve Bruce đánh giá rất cao, nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng cậu ta luôn giữ thẳng lưng trong khi chạy và dồn quá nhiều trọng lượng vào đầu gối. Điều đó có thể gây ra nhiều vấn đề về thể lực sau này. Stewart Downing cũng ngốn tới 20 triệu bảng. Đúng là cậu ta có tài năng, nhưng Downing không nhanh và cũng không quá mạnh mẽ. Cậu ta có thể tạt bóng và dứt điểm không tệ, tuy nhiên 20 triệu bảng thì quá đắt.

Read More...

Chương 8: Sir Alex và mối quan hệ với nhà Glazer

Kể từ khoảnh khắc Manchester United trở thành một công ty TNHH vào năm 1990, tôi đã biết chắc rằng sẽ có ngày CLB bị mua lại và chuyển sang dạng sở hữu cá nhân. BSkyB là một trong những cổ đông lớn nhất trước khi Malcolm Glazer bắt đầu mua cổ phần vào năm 2003. Với truyền thống và vị thế của chúng tôi, M.U không thể thoát khỏi sự chú ý của các nhà đầu tư. Điều bất ngờ duy nhất đối với tôi, khi gia đình Glazer nắm giữ quyền kiểm soát, là có quá ít tỷ phú quan tâm đến thương vụ này.

Mối quan hệ với nhà Glazer


Sau khi nhà Glazers mua lại M.U, Andy Walsh của Hội Cổ động viên Manchester gọi cho tôi và nói “Ông phải từ chức”. Andy là một người đáng mến nhưng tôi không có lý do gì để đồng ý với lời đề nghị đó. Tôi là HLV trưởng, không phải một giám đốc, cũng không phải một trong những cổ đông lớn vừa bán lại cổ phần. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đội bóng chẳng liên quan gì đến tôi cả. Tôi bảo Andy: “Nhưng anh nghĩ điều gì sẽ diễn ra với các trợ lý của tôi? Một số người đã làm việc cùng tôi suốt 20 năm và họ cũng sẽ phải ra đi một khi tôi ra đi”. Tôi không muốn tham gia vào các cuộc tranh cãi về mô hình sở hữu và gây ra những rối loạn trong việc quản trị CLB. Tất nhiên, nếu gia đình Glazer lựa chọn một phương án cứng rắn hơn – yêu cầu tôi sa thải một vài trợ lý chẳng hạn – thì mọi chuyện sẽ khác, nhưng những áp lực kiểu như thế chưa bao giờ xuất hiện. Vậy liệu bạn có từ bỏ một công việc mà mình đã gắn bó cả đời chỉ vì vài CĐV muốn thế?

Read More...

Chương 7: Sir Alex và những ngón đòn tâm lý

Đầu tiên, bạn phải nói với họ (các cầu thủ - ND) sự thật. Không có gì là sai trái khi nói ra sự thật đau đớn ấy với một cầu thủ đang xuống phong độ. Tôi luôn luôn nói với những người đang đánh mất sự tự tin rằng chúng tôi là Manchester United và chúng tôi không thể cho phép đẳng cấp của mình tụt xuống ngang hàng với các đội bóng khác.
Chê đúng lúc, khen đúng chỗ


Khi phải chỉ trích một cầu thủ đang thi đấu dưới kỳ vọng, tôi có thể sẽ nói: “Tệ hại, quá tệ hại”. Nhưng tôi sẽ tiếp tục bằng: “Đối với một cầu thủ ở trình độ của cậu”. Đó là cách để kéo họ lên sau khi vừa bị ném xuống đất. Chỉ trích, nhưng phải cân bằng nó bằng những lời động viên. “Tại sao cậu lại đá tồi như thế? Cậu giỏi hơn thế nhiều”.

Read More...

Chương 6: Liverpool và Rafael Benitez

Khi tôi tiếp quản M.U, chúng tôi đã trở thành một CLB chuyên đá Cúp, và các CĐV cũng không chờ đợi một màn trình diễn quá ấn tượng ở giải VĐQG. M.U dưới tay những người tiền nhiệm của tôi: Dave Sexton, Tommy Docherty và Ron Atkinson chưa bao giờ thi đấu đủ ổn định để cạnh tranh chức VĐQG trong nhiều mùa giải liên tiếp. Điều tương tự cũng đúng với Liverpool kể từ năm 1993, sau khi United giành lại ngai vàng Premier League.



Chuyển giao quyền lực

Một sự thay đổi lớn về mặt văn hóa đã diễn ra khi họ trao quyền lực cho một ai đó đến từ bên ngoài Liverpool. Trước đó, chính sách bổ nhiệm trong nội bộ đã được duy trì ổn định khi ghế HLV trưởng được chuyển giao từ Bill Shankly sang Bob Paisley sang Joe Fagan sang Kenny Dalglish, sang Graeme Souness rồi sang Roy Evans. Tuy nhiên đến cuối nhiệm kỳ 1 của Kenny thì bạn đã có thể cảm nhận được một sự thay đổi. Họ mua về một số cầu thủ không cần thiết, những chữ ký không phải là điển hình cho phong cách của Liverpool: Jimmy Carter, David Speedie trong khi lại bán đi một gương mặt trẻ triển vọng có tên Steve Staunton.

Read More...

Chương 5: Arsene Wenger

Ở trên chiến trường, bạn sẽ phải cư xử khác với khi ở trong nhà thờ. Bên ngoài sân bóng, Arsene Wenger là một người dễ mến. Ông ấy hiểu biết rộng (chúng tôi có thể nói về các loại rượu và đủ mọi chuyện khác trên đời), thường giúp đỡ các HLV khác và là một nhân vật then chốt trong làng bóng đá. Nhưng khi trái bóng bắt đầu lăn thì ông ấy trở thành một mẫu người hoàn toàn khác biệt.



Trên sân bóng và trong cuộc đời

Thực ra đôi lúc tôi cũng bị ảnh hưởng bởi trận đấu. Hồi còn dẫn dắt St.Mirren và để thua Raith Rovers, tôi từng từ chối bắt tay HLV Bertie Paton của đối thủ cho dù chúng tôi là bạn tốt ngoài đời và đã biết nhau từ khi còn ở Dunfermline. Bertie phản ứng lại ngay sau đó, và tôi nhận ra rằng mình đã sai: cuộc sống không chỉ có bóng đá.

Read More...

Chương 4: Robin Van Persie – “Cậu cứ chỉ đạo chúng nó”

Không chỉ đánh giá rất cao Robin Van Persie mà Sir Alex trao cho tiền đạo người Hà Lan khá nhiều quyền lực, bao gồm cả việc yêu cầu các đồng đội hợp tác nếu họ không chịu chuyền bóng cho mình.

Xuất sắc như Van Persie


M.U chẳng còn xa lạ gì với những tài năng cá nhân xuất chúng, nhưng chúng tôi vẫn cần không ít thời gian để nhận ra Robin Van Persie thực sự giỏi như thế nào. Sự thông minh và nhạy bén trong những pha chạy chỗ của anh ấy là điều không dễ dàng để theo kịp, ngay cả với những tiền vệ xuất sắc nhất của tôi. Ban đầu thì Paul Scholes và Michael Carrick, hai trong số những chân chuyền giỏi nhất mà tôi có, gặp nhiều khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ di chuyển của Van Persie (để đưa bóng tới đúng vị trí).

Read More...

Chương 3: Mourinho – Địch thủ “đặc biệt”

Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng Jose Mourinho sẽ trở thành một mối đe dọa tiềm tàng là tại cuộc họp báo ra mắt trong cương vị HLV trưởng Chelsea năm 2004, nơi Jose nói rằng “Tôi là một người đặc biệt”. Anh ta vẫn thường sử dụng câu chữ một cách rất khéo léo trong những lần trả lời báo giới, và tôi tự nói với mình rằng: hắn chỉ là “tay mới” thôi. Còn trẻ. Không cần thiết phải tranh cãi với hắn ta. Nhưng đúng là Mourinho có sự thông minh và tự tin cần thiết để đương đầu với công việc ở Chelsea.

Đối thủ khó nhằn


Read More...

Chương 2: Barcelona – Nhỏ mới là đẹp

Barcelona là đối thủ vĩ đại nhất mà đội Manchester United của tôi từng phải đối đầu. Đơn giản là vĩ đại nhất. Ở Premier League, mẫu cầu thủ phổ biến là những người to khỏe, mạnh mẽ như Roy Keane, như Patrick Vieira, như Bryan Robson. Ở Barca họ có những chú lùn cao khoảng 5,6 feet (khoảng 170cm) nhưng dũng cảm như sư tử, những người sẵn sàng giữ bóng trong toàn bộ thời gian và không bao giờ cho đối thủ cơ hội giành lại. Thành tựu của những Messi, Xavi, Iniesta trong mắt tôi là không thể tin nổi.

Barca vĩ đại


Read More...

Chương 1: Rooney, một thiên tài nổi loạn

“Họ đánh cắp thằng bé của tôi”



Tất cả những gì mà chúng tôi biết về Wayne Rooney khi cậu ta còn ở Everton có thể được gói gọn trong một mệnh đề: đây là một người đàn ông đang được đặt nhầm chỗ và phải chơi bóng ở tuyến trẻ. Walter Smith, trợ lý cũ của tôi, cho rằng Rooney là cầu thủ xuất sắc nhất mà ông ấy từng thấy và khuyên tôi phải ký HĐ với Rooney ngay lập tức. Không lâu sau đó thì cậu ta ghi bàn thắng lịch sử vào lưới Arsenal, được gọi vào ĐTQG và ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên khi chưa tròn 18 tuổi.

Read More...